Những thông tin cần biết về bugi ô tô

Bugi ô tô hỏng khiến xe khó khởi động

Bugi ô tô là một bộ phận nhỏ nằm trong hệ thống đánh lửa nhưng có vai trò rất quan trọng. Nếu không bảo dưỡng và sử dụng đúng cách, bugi bị hỏng hóc sẽ gây ảnh hưởng chung đến động cơ xe cũng như khả năng vận hành. Cùng Camxeoto24h.com tìm hiểu chi tiết thông tin về bugi xe ô tô nhé.

Bugi ô tô là gì và các loại bugi thường gặp

Bugi là bộ phận nhỏ nằm ở cuối hệ thống đánh lửa, có vai trò tạo tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – không khí được nạp từ buồng đốt. Bugi phải được chế tạo bằng vật liệu bền, khả năng chịu áp suất và chịu nhiệt tốt do phải thường xuyên làm việc trong điều kiện nhiệt độ 2500 độ C và áp suất nén lên tới 50 kg/cm2.

Bugi ô tô cần tạo tia lửa mạnh liên tục cho động cơ xe ô tô hoạt động ổn định. Trung bình tuổi thọ của bugi là khoảng 27.5 – 110 triệu lần phát tia lửa. Sau mỗi lần phát tia lửa, bugi sẽ mất đi một vài phần tử trên điện cực, dần dần điện cực sẽ mòn đi, cách xa nhau hơn và từ đó tạo lửa kém hiệu quả, khi đó sẽ cần thay thế bugi mới.

Bugi có hai loại nóng và nguội

Bugi có hai loại nóng và nguội

Trên xe ô tô hiện nay lắp hai loại bugi chính phân chia theo khả năng tản nhiệt của bugi, bao gồm:

  • Bugi nóng: là loại dùng cho động cơ xe ô tô có tỉ số nén thấp, trọng tải nhẹ, di chuyển quãng ngắn với tốc độ yêu cầu không quá cao. Bugi nóng khá phổ biến trong các dòng nhẹ giá rẻ và trung bình.
  • Bugi nguội: là loại dùng cho động cơ xe ô tô có tỉ số nén cao, tải trọng lớn, di chuyển quãng dài, thường xuyên ở tốc độ cao. Bugi nóng khá phổ biến ở các dòng xe tải lớn, xe đua, xe phân khúc cao cấp.

Dấu hiệu nhận biết bugi ô tô hỏng

Bugi là bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng của hệ thống đánh lửa, giúp động cơ xe ô tô hoạt động ổn định. Vì vậy cần phát hiện sớm dấu hiệu bugi ô tô hỏng hoặc cần được thay thế, tránh tình trạng tiêu hao nhiên liệu hoặc xảy ra sự cố mất an toàn.

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bugi ô tô của bạn đang gặp vấn đề.

  • Tiêu hao nhiều nhiên liệu

Các bác tài nên thường xuyên theo dõi tình trạng sử dụng nhiên liệu của xe ô tô, nếu động cơ đang tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn bình thường thì hãy kiểm tra vấn đề ở bugi. Khi bugi ô tô bị hỏng, ECM không kiểm soát tốt cường độ tia lửa và hàm lượng oxy, quá trình đốt cháy kém hiệu quả, nhiên liệu được bơm nhiều hơn nên tốn hơn.

  • Đèn Check Engine

Đèn Check Engine của ECM có thể phát hiện tình trạng mất lửa của bugi, đây là dấu hiệu bạn nên mang xe đi kiểm tra.

  • Tình trạng mất lửa, máy không nổ

Khi bugi ô tô không thể đánh lửa, hỗn hợp nhiên liệu – không khí được bơm lên nhưng không đốt cháy khiến động cơ không thể khởi động. Nguyên nhân có thể do dây phin bị đứt, bugi bị mòn, nhiễm bẩn,…

  • Xe khó khởi động

Bugi bị mòn dẫn đến khó hoặc tạo tia lửa không hiệu quả, động cơ lạnh khi bắt đầu khởi động xe sau thời gian nghỉ dài rất dễ gặp tình trạng khó khởi động. Bạn có thể phải khởi động động cơ liên tục mới có thể khiến xe vận hành được.

Bugi ô tô hỏng khiến xe khó khởi động

Bugi ô tô hỏng khiến xe khó khởi động

  • Công suất động cơ giảm 

Khi xe vận hành đặc biệt là khi tăng tốc, bugi ô tô phải cung cấp tia lửa mạnh hơn để đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Tuy nhiên khi bugi bị hỏng, lỗi thì không thể tạo tia lửa đủ mạnh khiến công suất động cơ giảm.

  • Động cơ chậm

Tình trạng động cơ không phản hồi ngay lập tức khi đưa tín hiệu khởi động xe hoặc động cơ đột ngột mạnh – yếu bất thường, nổ máy không đều thường do nguyên nhân ở việc phân phối năng lượng. Đây là dấu hiệu bạn nên đưa xe đi kiểm tra, đặc biệt là vị trí bugi ô tô.

Hướng dẫn bảo dưỡng bugi ô tô

Không nên đợi bugi ô tô có vấn đề mới đem đi bảo dưỡng, các nhà sản xuất khuyến cáo nên vệ sinh bugi định kỳ mỗi 20.000 km chạy, thay thế sau mỗi 50.000 km chạy. Ngoài ra nên vệ sinh thay lọc gió động cơ định kỳ để tăng tuổi thọ của bugi.

Trên đây là những thông tin Camxeoto24h.com tổng hợp về bugi ô tô, hy vọng sẽ hữu ích trong việc lái xe của các bác tài. Tham khảo thêm nhiều kiến thức về xe thú vị khác tại Camxeoto24h.com nhé.